10 câu hỏi này sẽ tiết lộ tuổi thơ có gặp tổn thương hay không
Trận tứ kết 2 giữa đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng và đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng như một bộ phim hành động, với những kịch tính liên hồi. Đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng 2 lần vượt lên dẫn trước (1-0, 2-1), còn đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã chơi một trận đấu đầy quả cảm để 2 lần san bằng cách biệt (1-1, 2-2). Thậm chí, đội chủ nhà còn lật ngược tình thế khi vươn lên dẫn trước 3-2. Và lần thứ 3 trận đấu được đưa trở về vạch xuất phát, đại diện đến từ Đà Nẵng gỡ hòa 3-3 ngay phút thi đấu chính thức cuối cùng (phút 80).Chưa hết, màn đấu súng của 2 đội trên chấm luân lưu 11 m cũng nghẹt thở không kém. Đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng có lợi thế trước, nhưng một lần nữa đánh mất lợi thế và nhường lại quyền quyết định cho đối thủ. Nhưng ở lượt sút chốt hạ (lượt thứ 5), cầu thủ Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã thực hiện không thành công. Chung cuộc, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng thắng 5-4 sau 7 lượt sút.Sau trận đấu, HLV trưởng Trần Trung Kiên thở phào nhẹ nhõm như trút được gánh nặng và thừa nhận: "Đau tim thật". "Khi bước vào loạt luân lưu, chúng tôi đã xác định cơ hội là 50-50. Đội chiến thắng là đội ít sai sót hơn. Kết quả cuối cùng là sự nỗ lực của toàn thể đội bóng. Một trận đấu quá nhiều cảm xúc, từ vui mừng, đến nuối tiếc, rồi vỡ òa cảm xúc. Để đi qua những cung bậc cảm xúc đó thực sự rất khó khăn.", ông Kiên chia sẻ.Cũng theo HLV trưởng Trần Trung Kiên, thông qua những trận đấu kịch tính và nhiều cung bậc như vậy, ban huấn luyện thấy rõ được sự trưởng thành của các cầu thủ. "Trận đấu như vừa rồi chính là những thử thách để các em rèn luyện bản lĩnh, từ đó sẽ cứng cáp hơn để tiếp tục chinh phục những thử thách phía trước", ông Kiên nhấn mạnh."Ngay từ đầu, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng không đặt nặng thành tích. Lãnh đạo nhà trường cũng không giao chỉ tiêu thành tích ở giải đấu này. Chúng tôi sẽ cố gắng chơi từng trận một, trước mắt là tập trung vào trận đấu bán kết. Đến bây giờ, thì gặp đội nào cũng được. Chúng tôi sẽ cởi bỏ tâm lý, để cống hiến cho khán giả một trận cầu hấp dẫn. Nếu được vào chơi trận chung kết thì rất tuyệt vời", HLV trưởng đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng cho biết.'Chuyên gia công nghệ' được người giúp, rồi lại giúp người
Thạc sĩ Xuân Tiến khuyên những TikToker nên thẳng thắn chia sẻ với công chúng về việc review miễn phí hay có "hoa hồng" từ nhãn hàng. Và dù có nhận tiền hay không cũng nên giữ thái độ độc lập, đừng bị chi phối trong cách đánh giá. Các TikToker nên tìm hiểu kỹ lưỡng, thật sự trải nghiệm món ăn, địa điểm vui chơi mà mình review thay vì chỉ đọc qua các tài liệu. Điều này sẽ khiến cho thông tin được cung cấp thiếu chân thực, hời hợt và không ấn tượng.
Indonesia đặt mục tiêu đưa 100.000 lao động đến Nhật
Công ty TNHH Cỏ May Sa Đéc (gọi tắt là Công ty Cỏ May Sa Đéc) thuộc chuỗi các công ty của Tập đoàn Cỏ May, do cố doanh nhân Phạm Văn Bên sáng lập và gầy dựng năm 1981. Sau khi doanh nhân Phạm Văn Bên qua đời, Cỏ May Sa Đéc được doanh nhân Phạm Minh Thiện (con trai út của ông) tiếp quản và phát triển ngày càng lớn mạnh.Công ty Cỏ May Sa Đéc hoạt động trong nhiều lĩnh vực, bao gồm: sản xuất thức ăn chăn nuôi thủy sản, xuất khẩu và liên kết cung cấp con giống - nuôi trồng thủy sản, kinh doanh thực phẩm, phụ phẩm nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe, bất động sản… Dù hoạt động trên lĩnh vực nào, công ty luôn quán triệt khẩu hiệu "Cỏ May - chất lượng thay lời nói" để cam kết mang đến cho người tiêu dùng các sản phẩm đạt chất lượng bằng chính sự trân trọng và trách nhiệm của mình đối với khách hàng và xã hội.Trong đó, lĩnh vực sản xuất thức ăn thủy sản cá da trơn và cá có vảy (cá lóc, cá rô, cá điêu hồng…) của công ty được xem là chủ lực. Dòng thức ăn thủy sản Cỏ May Sa Đéc được đông đảo người chăn nuôi thủy sản công nhận, an tâm khi sử dụng. Vì vậy, công ty đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng thiết bị, máy móc hiện đại vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.Ông Bùi Minh Hiếu, Phó giám đốc Công ty Cỏ May Sa Đéc cho biết, trước đây, dây chuyền sản xuất thức ăn thủy sản của công ty chỉ đạt 6.000 tấn/tháng. Đến năm 2022, nhận thấy nhu cầu phát triển thị trường còn khá lớn, công ty đầu tư hơn 2 triệu USD nâng cấp dây chuyền sản xuất lên 10.000 tấn thức ăn/tháng. Nhờ có thị trường, thương hiệu uy tín và sản phẩm đảm bảo chất lượng nên công ty an tâm về đầu ra sản phẩm."Đến nay, qua thời gian nỗ lực phục hồi sau dịch Covid-19, Công ty Cỏ May Sa Đéc đạt năng suất sản phẩm hơn 100%. Đó là tiền đề để chúng tôi tiếp tục phát triển hơn trong thời gian tới", ông Hiếu cho biết.Theo lãnh đạo Công ty Cỏ May Sa Đéc, đơn vị luôn kế thừa, gìn giữ giá trị và nét văn hóa của cố doanh nhân Phạm Văn Bên. Trong đó, luôn giữ gìn và trân trọng sự đóng góp của người lao động vào sự phát triển của công ty. Cụ thể là người lao động làm việc tại công ty được hưởng đầy đủ chế độ bảo hiểm theo quy định, khám sức khỏe định kỳ, được công ty tổ chức cho đi du lịch hằng năm và nhận chế độ thưởng khá cao khi đạt sản lượng.Đặc biệt, con em người lao động của công ty được hỗ trợ học phí hằng năm từ lúc vào học mẫu giáo cho đến tốt nghiệp đại học, mức hỗ trợ từ 400.000 đồng đến 1,5 triệu đồng/năm/em (tùy cấp học). Mỗi năm, công ty đều xem xét hỗ trợ cất từ 4 đến 6 căn nhà cho người lao động của công ty gặp khó khăn về nhà ở (mỗi căn hỗ trợ 40 triệu đồng). Nhờ vậy, đa số lao động đều gắn bó lâu dài với Công ty Cỏ May Sa Đéc.Anh Ngô Lê Quốc Tuấn, Quản đốc nhà máy Công ty Cỏ May Sa Đéc, cho biết: "Tôi gắn bó với Cỏ May từ năm 2006 đến nay. Công ty luôn chăm lo, hỗ trợ đời sống và luôn tạo môi trường tốt cho anh em công nhân viên phát triển. Không chỉ riêng tôi mà các anh em khác đều rất an tâm làm việc với công ty".Tương tự, anh Lê Nhi Tri, ca trưởng ca sản xuất Công ty Cỏ May Sa Đéc chia sẻ: "Đến nay, tôi đã gắn bó với công ty 17 năm. Thật sự, Cỏ May như một gia đình nên mọi người đều muốn làm việc và cống hiến cho công ty".Ngoài chăm lo cho người lao động, Công ty Cỏ May Sa Đéc còn đóng góp, hỗ trợ kinh phí cho nhiều chương trình an sinh - xã hội ở nhiều nơi. Điển hình, hằng tháng, công ty chi khoảng 2 tỉ đồng đài thọ toàn bộ chi phí hoạt động của khu ký túc xá Cỏ May 4 tầng, do Tập đoàn Cỏ May đầu tư xây tại Trường ĐH Nông lâm TP.HCM. Theo đó, toàn bộ 380 sinh viên nghèo, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước được xét vào ở ký túc xá Cỏ May sẽ được Công ty Cỏ May Sa Đéc lo ăn ở, học tập, đào tạo kỹ năng mềm tiếng Anh, âm nhạc, thể thao… hoàn toàn miễn phí để các em có môi trường thuận lợi nhất học tập, phát triển bản thân.Ông Bùi Minh Hiếu, Phó giám đốc Công ty Cỏ May Sa Đéc cho biết, việc phát triển thời gian qua đã giúp Công ty Cỏ May Sa Đéc mạnh dạn mở rộng, phát triển sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Công ty đã đầu tư Nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản tại H.Mang Thít (Vĩnh Long) với công suất tối đa khoảng 12.000 tấn sản phẩm/tháng. Nhà máy sẽ hoạt động trong năm 2025. Thời gian tới, công ty sẽ tổ chức, sắp xếp lại các khâu hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả hơn để đạt kết quả sản xuất kinh doanh tốt hơn, đóng góp nhiều hơn vào các hoạt động an sinh - xã hội trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp.Công ty TNHH Cỏ May Sa ĐécĐịa chỉ trụ sở: Khu C, Khu công nghiệp Sa Đéc, P.Tân Quy Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp.
Những ngày gần đây, độc giả Việt bất ngờ "săn" trở lại 2 cuốn tiểu thuyết Xứ cát - vốn là phần 1 và phần 2 trong bộ 6 quyển của Frank Herbert. Cả 2 cuốn này được Nhã Nam mua bản quyền và giới thiệu đến bạn đọc Việt với tên là Xứ cát (tựa gốc: Dune) và Cứu tinh xứ cát (Dune Messiah). Sở dĩ có "hiệu ứng" này một phần cũng nhờ bộ phim Dune: Part Two của đạo diễn Denis Villeneuve (vừa được khen ngợi về chất lượng chuyển thể, vừa thắng lớn tại phòng vé) "hâm nóng" tên tuổi của bộ sách trở lại.
Tuyển sinh lớp 1, 6, 10 tại TP.HCM: Những thay đổi quan trọng cần lưu ý
Cũng bán nước mía từ tháng 7.2023, Võ Minh Ngọc (24 tuổi), chủ quán trên đường Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM, tiết lộ nhờ nắng nóng nên doanh thu bán ra cao hơn những thời điểm trước. Thường ngày, Ngọc bán khoảng 100 ly nước mía, nhưng kể từ sau tết đến nay, thời tiết bắt đầu nóng bức thì nước mía bán cũng "chạy" hơn.